Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

CẦN MỘT TẤM LÒNG "NHẠY CẢM"

Khởi đầu cho một chuỗi sự kiện mừng những ngày lễ lớn của đất nước, các chị Ca viên của ca đoàn củ mời mình dự tiệc ở một nhà hàng nhỏ tại địa phương. Bầu khí buổi tiệc khá vui nhưng không bằng mình ăn ở nhà. Cuối bữa tiệc có tiết mục "hát với nhau". Một số vị khách ngà ngà say lên hát bê bết, một số phụ nữ uống nhiều cũng trở nên say bí tỉ không kiểm soát hành vi. Làm mình ngồi cũng cảm thấy hơi buồn cho vị thế người phụ nữ. Nhưng có lẽ điều đọng lại đến khi mình ra về chính là những tờ giấy bạc được người ta sử dụng không đúng mục đích. Những tờ giấy bạc lớn được đổi thành những tờ bạc nhỏ " nhét" vội vàng vào cành hồng mang tặng  các ca sĩ bất đắc dĩ. Mình ước ao giá như những tờ giấy bạc kia đến được những người nghèo thì hạnh phúc và vui biết bao! Miền Nam đã giải phóng 38 năm rồi, đất nước cũng thay da đổi thit từng ngày đặc biệt là người nghèo cũng theo đà phát triển của đất nước xuất hiện càng nhiều hơn. Tưởng rằng sống bấu khí cộng đoàn nhỏ thân thương trọn vẹn cùng các chị nhưng ngẫm lại xã hội  ra về trong lòng có biết bao điều suy gẫm, Chợt nhớ đến lời của Đức Giáo Hoàng Phan xi cô nhắn nhủ:"con người chỉ cần nhạy cảm một ít thôi cũng đủ có thể mở ra một chân trời hy vọng cho người khác”. 
Hình ảnh trẻ em trong chiến dịch Pedal chống lại đói nghèo. Ảnh: Pedalagainstpoverty



Trẻ em vùng cao và những bữa cơm không có thịt.

 Xin Chúa ban cho con có tấm "lòng nhạy cảm" để biết xót thương những cảnh đời bất hạnh sống quanh con.


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

MỘT CHÚT TÂM TÌNH DÂNG MẸ MARIA NHÂN NGÀY QTPN 8/3


Ngày 7/3/2013 trước sự kiện xã hội kỷ niệm ngày Quốc tế PN 8/3 , con nhận được mail của cha gởi đến con tham khảo chuẩn bị Dâng hoa thiếu nhi giáo xứ. Câu đầu tiên trong” Nguồn gốc tháng hoa” chính là “Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.”
Con cảm nhận khi bắt đầu vâng lời, con là một con số O tròn trĩnh, nhưng ngay khi mùa dâng hoa chưa đến con nhận ra mình được nhiều ơn vô số.
Ơn thứ nhất: Mẹ dạy cho con ý thức rằng: dâng hoa cho Mẹ không chỉ có hình thức đạo đức bên ngoài như : lần hạt Mân côi, đi lễ nhà thờ, có nhiều hoa đẹp dâng Mẹ…Mẹ không cần con mua sắm cho Mẹ những thứ vật chất thế, Mẹ cần con cho Mẹ “ hoa lòng “ từ bỏ hy sinh. Mùa hoa này con dâng tặng Mẹ hoa lòng hy sinh của con, của những người chị em đã vì lòng yêu mến Mẹ, quên hết những đắng cay cuộc đời, dùng tình yêu Mẹ phủ bóng lên anh chị em GX mình bằng tấm lòng vị tha và đức ái hy sinh. Nơi họ, con cảm nhận mình đang được liên kết, gần gũi với Giáo Hội biết bao! Cảm ơn Mẹ đã gởi đến cho con những con người hiệp nhất trong tình yêu, cám ơn Mẹ cũng gởi đến con những thách đố để qua việc đạo đức này con càng thêm yêu mến Mẹ và những người quanh con cũng cùng con yêu mến Mẹ.


Ơn thứ hai: con đi vào mùa hoa với một tâm tình thiết tha yêu mến Giáo Hội vì Mẹ là Mẹ Giáo Hội, Mẹ của Hội thánh chúng con. Bên cạnh đó, con cũng mang tâm tình nặng trĩu nỗi buồn vì không còn nhìn thấy triều đại rạng ngời của vị Cha chung của chúng con là Đức Benedicto XVI. Người mà cả cuộc đời đã nêu cho con một tấm gương về sự phó thác, tin cậy hoàn toàn nơi Mẹ, điều mà đa số tín hữu hôm nay còn thiếu. Tôi cam kết sẽ chỉ phục vụ một mình Người, bằng cách hiến trọn vẹn con người tôi để phục vụ Giáo Hội của Người”. Và Người nói thêm: “Để hỗ trợ tôi trong li hứa này, tôi khẩn khoản xin Đức Mẹ rất thánh cầu bầu cho tôi, tôi xin trao phó hiện tại và tương lai của con người tôi và của Giáo Hội trong tay ngài”.(trích trong Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và Đức Mẹ - của LM Vũ Văn An). Giờ thì Người đang ở Castelgandolfo nhưng con vẫn cảm nhận được Người vẫn hàng ngày cầu nguyện cho Giáo Hội chúng con được hiệp nhất.
Chuẩn bị bước vào tháng hoa, cùng với cộng đoàn tham gia dâng hoa kính Mẹ, con cũng dâng lên Mẹ lời cầu Nguyện cho Giáo xứ con – Giáo Hội địa phương được hiệp nhất từ trái tim. Có thể lúc này ma quỷ như kẻ xấu vụng trộm gieo cỏ lùng vào ruộng lúa, làm cho thửa ruộng mất đi vẻ tinh tuyền, làm cho Giáo xứ con chia rẽ, thiếu bác ái yêu thương, do đó con cần cầu nguyện cho Giáo xứ con trong lúc này để khẳng định con thuộc về Giáo Hội, về Giáo xứ HM; chia vui sẻ buồn của Giáo Hội lớn, Giáo hội nhỏ cũng là niềm vui con đang hưng.
Mùa hoa con đang hướng tới dâng Mẹ cũng là tâm tình cầu nguyện thiết tha xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho Giáo Hội của chúng con một vị lãnh đạo khôn ngoan tài đức, lái đưa con thuyền Giáo Hội trong bối cảnh xã hội phức tạp hôm nay. Và vì Mẹ cũng là Mẹ của các Linh Mục, con cũng xin Mẹ ban thật nhiều Ơn phúc của Mẹ xuống trên Cha xứ của chúng con, để Ngài dùng những nén bạc Chúa trao mà sinh ơn ích cho bao nhiêu linh hồn Chúa gởi đến.
Ơn thứ ba con được kết nối và chia sẽ niềm vui với những cảnh đời khó khăn của những anh chị em nghèo khó trong giáo xứ. Chào mừng ngày 08/3 Quốc tế Phụ nữ, con được khởi đầu ngày mới bằng một hành vi cùng với cô, chú Ban Caritas trong giáo xứ đến thăm và chứng kiến việc khởi công xây dựng Nhà tình thương cho một anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Để có được kinh phí xây dựng ngôi nhà là sự đóng góp của bao tấm lòng vàng hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất mà Cộng đoàn Giáo xứ HM đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện. Con cũng muốn giống như Mẹ Maria năm xưa đến thăm Người chị họ Elizabett với tấm lòng yêu người .
Con cám ơn Mẹ đã ban cho con có dịp được củng cố và liên kết với mọi người trong cộng đoàn giáo xứ. Mà người đứng đầu trong Cộng đoàn là Vị Chủ chăn và anh chị em giáo dân đã giúp con hiểu thế nào là “ nên một trong tình yêu”. Như thông điệp của Đức Benedicto XVI gởi đến chúng con trong thứ tư lễ tro ngày 13/2/2013” trong thời gian này của Mùa Chay, trong Năm Đức Tin, chúng ta hãy tái quyết tâm đi trên con đường hoán cải, để vượt qua khuynh hướng đóng chặt trong bản thân mình và thay vào đó dành chỗ cho Thiên Chúa”.
Ơn thứ tư con mang theo từ những ngày qua là được thúc đẩy, yêu mến bởi di chúc thiêng liêng của Đức Benedicto XVI gởi các tín hữu: “Chúng ta vui mừng vì đã được hồng ân đức Tin, đó là của cải quý báu nhất không ai có thể lấy đi mất! Chúng ta hãy tạ ơn Chúa mỗi ngày, qua việc kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện và cuộc sống Kitô hữu. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta kính mến Người!” (Lời huấn đức trong buổi tiếp kiến cuối cùng 27-2-2013).Những lúc con đau buồn, hay thất vọng con được gợi hứng từ câu nói yêu thương và rất mực đơn sơ của Người nhưng tràn đầy niềm tin tự hào, Hãy vui mừng vì là người Kitô hữu”. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra con thường lãng quên.
Nguyện noi gương theo Đức Thánh Cha, mặc dù từ nhiệm, vẫn “luôn luôn mãi mãi phục vụ Giáo Hội”, con nguyện ước dấn thân để phụng sự Giáo Hội cách hiệu quả qua những việc làm âm thầm, hy sinh trong Mùa Chay thánh này, qua những “ hoa lòng “ con cùng các em hái dâng tặng Mẹ trong những ngày sắp tới đây, vì chính trong Giáo Hội, trong Mẹ Thánh Chúa Ki tôcon được gặp gỡ Chúa và anh chị em con trong tình gia đình thân thuộc.
                                                Hóc Môn, 02 giờ 30 phút sáng ngày 08/3/2013
                                                                                MVTTGXHM



GIÁO XỨ HÓC MÔN SỐNG TÂM TÌNH MÙA CHAY THÁNH


Những ngày vui xuân vừa qua đi, chúng tôi lại tiếp tục hành trình sống Mầu nhiệm Mùa Chay Thánh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Hồng Y GioanBaotixita Phạm Minh Mẫn trong lá thư Mục tử Mùa Chay – 2013:” Mùa Chay cũng là thời gian sám hối và canh tân đổi mới đời sống. Ngay từ đầu Mùa chay, Giáo Hội đã kêu gọi các tín hữu ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái”. Những ngày đầu tháng 3, anh, chị em Ban Caritas GXHM đã cùng với thành viên trong Hội đồng Mục vụ, các anh em trong giáo khu khởi công xây dựng nhà chống dột cho cụ Nguyễn Thị Lài ( 86 tuổi) ngụ tại xã Thới Tam Thôn.
Đúng 08 giờ sáng ngày 08/3/2013 các thành viên gia đình Caritas Giáo xứ và các anh em trong các Hội, đoàn thể đã mang quà tặng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 đến với cụ Maria Nguyễn Thị Lài bằng những việc làm ấm áp của những người con chung trong một thân thể Chúa Kitô qua việc sửa chữa nhà, thay toàn bộ số tole cũ kỹ bằng những tole mới thật sự hầu giúp cụ vơi đi phần nào vất vả, cơ cực trong tuổi xế chiều có chổ nghĩ ngơi, thoải mái .

          Nhà cụ Lài chỉ là một túp lều lụp xụp, hơn nữa lại ở tạm chung với con cháu nên việc sinh hoạt của cụ cũng khó khăn nhiều, đặc biệt khi trời mưa to, cụ không biết ẩn núp nơi nào vì chung quanh toàn là những vách tole chắp vá tạm bợ với muôn ngàn lỗ nhỏ li ti, được chúng tôi quen gọi vui là “ ngôi nhà ngàn sao”.
          Tôi được lắng nghe từ tâm sự của cụ, cụ sống hầu như không có tương lai, chỉ biết hôm nay còn ngày mai không biết ra sao. Nhưng cụ vẫn cố gắng vượt lên trên số phận với tất cả niềm tin đơn sơ vào một Thiên Chúa tình yêu qua bí tích Rửa tội mà cụ được lãnh nhận từ tấm bé. Dù hiện tại những người thân quanh cụ lòng đạo đang còn khô khan, nguội lạnh.
          Chia sẽ về cảm xúc khi được các Anh chị Ban caritas GX, các Hội đoàn giúp sức sửa chữa, cụ nở nụ cười rất tươi và mãn nguyện:” Bà vui lắm! cám ơn cha xứ và mọi người đã giúp bà có chổ nghĩ ngơi tương đối ổn định và thoải mái. Ít ra bà sẽ không còn lo lắng khi mùa mưa đến”. Những mong ước thật đơn sơ nhỏ bé nhưng với người nghèo là một hành trình phấn đấu để biến nó thành hiện thực.
          Giá trị vật chất từ việc sửa chữa ngôi nhà cho cụ không nhiều (trên dưới 10 triệu đồng) nhưng là tất cả những nỗ lực đóng góp, sẽ chia của bà con giáo dân trong giáo xứ dành cho những người kém may mắn trong tinh thần “ lá lành đùm lá rách”. Dưới cái nắng hanh gắt của thời tiết tháng ba anh chị em Caritas GX và các Hội, đoàn thể vẫn không quản ngại mệt nhọc, họ làm việc trong tâm tình của sự hiệp thông và hiệp nhất bởi yêu thương qua nụ cười tươi, những câu chuyện vui, dí dỏm…tất cả được đan xen bởi tình Chúa và tình người.

Dưới nắng gay gắt vẫn nở nụ cười vì niềm vui “ cho đi”

 
    
Những tấm tole củ hoen lỗ được thay bằng những tấm tole của lòng thương yêu trong Đức Kitô

          Chia tay cụ và các thành viên Caritas GX tôi ra về mà lòng dấy lên bao suy nghĩ về cuộc sống hôm nay: thời đại này có nhiều điểu khiến chúng ta dễ sao lãng Lời Chúa và Luật Chúa. Cuộc sống hiện tại mang đến cho ta nhiều vẻ đẹp, tiện nghi, vật chất….Tất cả luôn hấp dẫn và cuốn hút con người. Chúng tạo ra mọi thứ đáng yêu, đáng quý bằng những mời chào, quảng cáo, những dạ hội, vui chơi và vô số model thay đổi. Nền văn minh hiện đại như cơn cuồng phong phủ sóng tất cả mọi tầng lớp. Nhưng, ngay bên cạnh chúng ta có mấy ai nhận ra rằng vẫn còn 3/4 nhân loại sống trong cảnh nghèo đói, khó khăn… Họ đang từng ngày vật lộn với số phận, với thử thách do đói nghèo dẫn đến tụt hậu, do lòng người ích kỷ vun vén lợi ích cá nhân mà quên đồng bào của mình đang sống dưới mức thu nhập. Thiết nghĩ, không phải họ không muốn sống vươn lên một cảnh sống đầy đủ để xứng đáng phẩm giá con người do Thiên Chúa tạo dựng!
          Được tham dự những chuyến đi thiện nguyện như thế này tôi nhận ra mình được nâng đỡ từ chính sự nghèo khó và đau khổ của tha nhân. Họ cho tôi nghị lực và niềm lạc quan sống; đức tin tôi được tiếp tục cũng cố từ bầu khí cộng đoàn ấm áp yêu thương và sẽ chia. Qua cách thức dấn thân phục vụ đồng loại tôi nhận ra những gương mặt Đức Kitô đang hiện diện trong thời đại chúng ta.
          Xin gởi lời cám ơn chân thành đến cha chánh xứ FX củng Hội đồng Mục vụ, các Hội, đoàn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Caritas Giáo xứ HM làm nhịp cầu nối yêu thương tới những mảnh đời bất hạnh. Lời cám ơn thảo hiếu xin trao gởi  đến Cha Vicente - Giám đốc cộng thể SDB (HM) và cũng là Cha Giám đốc Caritas Giáo phận Sài Gòn đã tận tình chỉ dẫn Caritas GXHM từng bước vững vàng trong ơn gọi dâng hiến cho cộng đồng nhân loại được “sống và sống dồi dào”  
            Cầu mong ngày càng có nhiều ân nhân mở rộng tấm lòng, quan tâm tới những người cùng khổ; cầu mong Gia đình Caritas giáo xứ mau mắn lên đường chia sẽ cho người chị họ ngay khi đón nhận được Hồng ân, để thông chuyển tình thương đến những mảnh đời bất hạnh hôm nay.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

CÔNG GIÁO VÀ THẾ GIỚI

PHI LỘ – Đây là một tài liệu có nhiều điều bí ẩn hoặc “khuất tất” chưa được làm sáng tỏ. Đọc rồi bạn không chỉ được mở rộng kiến thức mà còn thấy Công giáo thật tuyệt vời, không như người ta xuyên tạc hoặc cố ý “bóp méo” – chẳng hạn chuyện Lm Alexandre de Rhode (1591-1660) dùng mẫu tự Latin ghép thành Việt ngữ. Công lao của Công giáo rất nhiều nhưng bị người ta “cố ý lãng quên”, và có thể người ta muốn dành lấy công lao đó cho mình chăng? Bạn hãy đọc để yêu mến GIÁO HỘI của ĐỨC KITÔ nhiều hơn. Thật hạnh phúc được là người Công giáo! Xin mời bạn tìm hiểu…
GIỚI THIỆU
Tại một cuộc tranh luận mới đây, được BBC phát hình khắp thế giới, hơn 87% khán thính giả phản đối quan niệm cho rằng Giáo hội Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Mặc dù những người phản đối Giáo Hội bị chất vấn bởi hai bậc thầy về tu từ học, có một chút nghi ngờ rằng việc bỏ phiếu kia phản ánh sự biến chuyển về thái độ đối với Kitô giáo nói chung và đức tin Công giáo nói riêng. Mới đây chúng ta đã được coi là tử tế và ngây ngô, ngày nay chúng ta lại càng bị coi là ác độc. Cuối cùng, việc dạy đức tin và bảo vệ đạo đức Kitô giáo càng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Để diễn tả thử thách này từ căn bản, thiết tưởng chúng ta cần phải tự nhắc nhở mình về mức độ mà đức tin Công giáo là sức mạnh về sự thiện trên thế giới. Chúa Giêsu nói: “Cứ nhìn quả thì biết cây” (Mt 12:33), và ngay cả một số người ngoài Giáo Hội cũng đánh giá cao hiệu quả của Giáo Hội. Chẳng hạn, năm 2007, thương gia vô thần Robert Wilson đã trao 22,5 triệu USD (13,5 triệu Bảng) cho tổ chức giáo dục Công giáo ở New York, và nói rằng: “Nếu không có Giáo hội Công giáo Rôma thì sẽ không có văn minh Tây phương”.
Vậy Giáo Hội trao gởi điều gì cho thế giới?
1. ÁNH SÁNG và VŨ TRỤ
Tổ chức Opus Maius (năm 1267, tiếng Latin nghĩa là “Công việc vĩ đại”) của Tu sĩ Roger Bacon (mất năm 1292), Dòng Phanxicô, đã viết theo yêu cầu của ĐGH Clement IV, đa số nhờ truyền thống quang học trong thế giới Latin. Cặp kính đầu tiên được phát minh tại Ý vào khoảng năm 1300, cách dùng thấu kính sau đó được phát triển thành kính viễn vọng và kính hiển vi.
Nhiều người nghĩ rằng Galileo (mất năm 1642) bị đối xử tệ, họ muốn quên trường hợp riêng của các sự kiện này, hoặc sự thật là ông đã chết và con gái của ông trở thành nữ tu. Lịch Gregorian (1582), nay được dùng toàn thế giới, là kết quả của công việc của các nhà thiên văn Công giáo, là cách phát triển của phép chụp hình thiên văn (astrophysics) bằng quang phổ của Lm Angelo Secchi (mất năm 1878).
Đáng lưu ý nhất là Big Bang, lý thuyết quan trọng nhất về vũ trụ học hiện đại, là phát minh của linh mục Công giáo tên Georges Lemaître (mất năm 1966), một sự kiện lịch sử mà đài BBC chưa nhắc tới hoặc chưa được công bố trên các sách khoa học. Như vậy có bất công không?
2. ĐỊA CẦU và THIÊN NHIÊN
Nền Văn minh Công giáo đã góp phần đáng kể vào việc nghiên cứu khoa học và vẽ bản đồ địa cầu, sản sinh những nhà thám hiểm vĩ đại như Marco Polo (mất năm 1324), Hoàng tử Henry Hoa tiêu (mất năm 1460), Bartolomeu Dias (mất năm 1500), Christopher Columbus (mất năm 1506) và Ferdinand Magellan (mất năm 1521). Ngày xưa người ta bảo thế giới này bằng phẳng (truyền thuyết đen được tạo ra hồi thế kỷ XIX), thế giới Công giáo đã làm ra bản đồ khoa học hiện đại đầu tiên: Diogo Ribeiro’s Padrón Real (1527). Lm Nicolas Steno (mất năm 1686) là người sáng lập địa tầng học (stratigraphy), là cách giải thích về các lớp đá là một trong các nguyên tắc của khoa địa chất (geology).
Jean-Baptiste Lamarck (mất năm 1829), một người Công giáo Pháp, đã phát triển lý thuyết đầu tiên về sự tiến hóa, kể cả khái niệm về sự biến đổi của các loài và phả hệ (genealogical tree). Tu sĩ Gregor Mendel (mất năm 1884), Dòng Augustinô, đã phát minh ngành di truyền học (genetics) dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ các đặc tính di truyền của khoảng 29.000 cây đậu.
3. TRIẾT HỌC và THẦN HỌC
Công giáo coi triết học là tốt tự bản chất và chịu trách nhiệm trong việc hình thành thần học, dùng lý lẽ để giải thích điều được phát hiện về phương diện siêu nhiên. Các triết gia Công giáo lừng danh phải kể tới Thánh Augustinô (mất năm 430), Thánh Thomas Aquinas (mất năm 1274), Thánh Anselmô (mất năm 1109), Chân phước Duns Scotus (mất năm 1308), Chân phước Suárez (mất năm 1617), và Chân phước Blaise Pascal (mất năm 1662). Các triết gia gần đây là Thánh Edith Stein (mất năm 1942), Thánh Elizabeth Anscombe (mất năm 2001), và Thánh Alasdair MacIntyre. Về căn bản, Thiên Chúa là Chúa của lý lẽ và tình yêu, người Công giáo bảo vệ tính tối giảm (irreducibility, không thể giảm bớt) của con người đối với vấn đề này, quy luật này tạo ra sinh linh có thể là nguyên nhân chính xác của hành động, ý chí tự do, vai trò của nhân đức trong sự hạnh phúc, điều tốt và xấu, luật tự nhiên và luật phi mâu thuẫn. Các quy luật này có tầm ảnh hưởng khôn lường về cuộc sống và văn hóa.
4. GIÁO DỤC và HỆ THỐNG ĐẠI HỌC
Có thể sự đóng góp cho giáo dục để nổi bật lên từ nền Văn minh công giáo là sự phát triển hệ thống đại học. Các trường ĐH Công giáo đầu tiên gồm Bologna (1088), Paris (khoảng 1150), Oxford (1167), Salerno (1173), Vicenza (1204), Cambridge (1209), Salamanca (1218-1219), Padua (1222), Naples (1224), và Vercelli (1228). Giữa thế kỷ XV (hơn 70 năm trước cuộc Cải Cách), đã có hơn 50 trường đại học ở Âu châu.
Nhiều trường đại học này (như ĐH Oxford) vẫn cho thấy các dấu hiệu thành lập của Công giáo – như những hình tứ giác theo kiểu các tu viện, lối kiến trúc Gothic và nhiều nhà nguyện. Khởi đầu từ thế kỷ VI, Công giáo Âu châu cũng phát triển những thứ mà sau đó được gọi là grammar schools (trường trung học), hồi thế kỷ XV, sản sinh dạng in ấn di động, rất ích lợi cho ngành giáo dục. Ngày nay, ước tính các trường Công giáo có đến hơn 50 triệu sinh viên học sinh trên khắp thế giới.
5. NGHỆ THUẬT và KIẾN TRÚC
Tin Ngôi Hai Nhập Thể, Ngôi Lời mặc xác phàm và Thánh Lễ có các quy luật nền tảng trong việc đóng góp ngoại hạng của Công giáo đối với nghệ thuật và kiến trúc. Đó là: các đại giáo đường La Mã cổ đại, tác phẩm của Giotto (mất năm 1337), người khai sinh trường phái thực tế trong hội họa khi vẽ 14 Chặng Đàng Thánh Giá kiểu Dòng Phanxicô, giúp gợi hứng nghệ thuật ba chiều (3D) và kịch nghệ, phát minh cách phối cảnh đường nét một điểm của Brunelleschi (mất năm 1446), và kiệt tác của thời kỳ Thượng Phục Hưng (High Renaissance, thập niên 1490, với bích họa “Bữa Tiệc Ly” của danh họa Leonardo da Vinci). Còn có tác phẩm của Chân phước Fra Angelico (mất năm 1455), thánh bổn mạng nghệ thuật, các tác phẩm của các danh họa Leonardo da Vinci (mất năm 1519), Raphael (mất năm 1520), Caravaggio (mất năm 1610, pictured), Michelangelo (mất năm 1564) và Bernini (mất năm 1680). Nhiều tác phẩm của các họa sĩ này, như tác phẩm trên trần Nguyện Đường Sistine, được coi là một trong các kiệt tác nghệ thuật của mọi thời đại. Nền Văn minh Công giáo cũng tành lập các loại, như lối kiến trúc Byzantine, Romanesque, Gothic, High Renaissance và Baroque. Tượng Cristo Redentor ở Brazil và Đại giáo đường Sagrada Familia ở Barcelona chứng tỏ Đức Tin vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho cả nghệ thuật và kiến trúc.
6. LUẬT PHÁP và LUẬT HỌC
Việc cải cách của ĐGH Gregory VII (mất năm 1085) đã thúc đẩy việc hình thành Luật Giáo Hội và các quốc gia Âu châu. Sau đó là việc áp dụng triết học vào luật pháp, cùng với các kiệt tác của các tu sĩ như Gratian hồi thế kỷ XII, sản sinh các cơ quan pháp luật hoàn chỉnh đầu tiên, được coi là ảnh hưởng lẫn nhau để hình thành một tổng thể. Cuộc cách mạng này cũng dẫn tới việc thành lập các trường luật, khởi đầu ở Bologna (1088), từ đó sinh ra nghề luật, và các khái niệm như “tính cách đoàn thể” (corporate personality), nền tảng luật của nhiều cơ quan ngày nay như trường đại học, công ty và quỹ tín dụng. Các nguyên tác luật như “niềm tin tốt”, sự nhượng quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, luật quốc tế, tòa án xét xử, luật đình quyền giam giữ (habeas corpus), và trách nhiệm chứng minh sự phạm tội ngoài việc khả nghi cũng là hệ quả của nền Văn minh và Luật học của Công giáo.

7. NGÔN NGỮ
Trung tâm của tiếng Hy Lạp và Latin đối với Công giáo đã làm thuận tiện cho việc đọc và viết, vì các mẫu tự rất dễ học hơn so với các biểu tượng ngôn ngữ, không khó như Trung ngữ (tiếng Trung quốc). Nhờ Công giáo phổ biến, các mẫu tự Latin được dùng nhiều nhất trong hệ thống viết trên thế giới. Thế nên có thể gọi La ngữ là mẫu ngữ. Công giáo cũng phát triển các mẫu tự Armenia, Georgia, Cyrillic và chữ viết tiêu chuẩn – như tiểu tự Carolingian (chữ viết nhỏ) từ thế kỷ IX tới XII, và tiểu tự Gothic (từ thế kỷ XII).
Công giáo còn cung cấp khung văn hóa cho Divina Commedia (hài kịch về Chúa), Cantar de Mio Cid (Ca khúc của Chúa) và La Chanson de Roland (ca khúc của Roland), các tác phẩm bản xứ rất ảnh hưởng sự phát triển lẫn nhau của Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Thánh ca Công giáo của Cædmon (thế kỷ VII) là
bản Anh ngữ cổ nhất còn lại hiện nay – tìm thấy ở The Moore Bede (khoảng năm 737), còn lưu trữ tại Thư viện của ĐH Cambridge. Valentin Haüy (mất năm 1822), anh em với Viện phụ Haüy (người phát minh tinh thể học – crystallography), đã thành lập trường học đầu tiên dành cho người mù. Học trò nổi tiếng nhất của trường này là Louis Braille (mất năm 1852), người phát triển hệ thống chữ nổi dành cho người mù phổ biến cả thế giới cho tới nay, gọi là chữ Braille.
8. ÂM NHẠC
Nền Văn minh Công giáo thực sự sáng tạo truyền thống âm nhạc Tây phương, rút ra từ âm nhạc Do Thái trong âm nhạc phụng vụ thời kỳ đầu. Bình ca Grêgôriô phát triển từ thế kỷ VI. Các phương pháp thu âm bình ca dẫn tới việc phát minh âm nhạc có khuông nhạc, rất lợi ích trong việc thu âm, và dụng cụ giúp trí nhớ “ut-re-mi” (do-re-mi) của Guido di Arezzo (mất năm 1003). Từ thế kỷ X, các trường nhà thờ đã phát triển âm nhạc đa âm (polyphonic music), sau đó mở rộng nhiều tới 40 giọng (Tallis, Spem in Alium) và thậm chí là 60 giọng (Striggio, Missa Sopra Ecco).
Loại nhạc có nguồn gốc với Văn minh Công giáo gồm có thánh ca (hymn), ô-ra-tô (oratorio) và ô-pê-ra (opera). Nhà soạn nhạc Haydn (mất năm 1809) là một người Công giáo đạo đức, định hình việc phát triển nhạc giao hưởng (symphony) và bộ tứ nhạc cụ dây (string quartet). Giáo Hội và phụng vụ đã định hình nhiều tác phẩm của các nhà soạn nhạc lừng danh như Monteverdi (mất năm 1643), Vivaldi (mất năm 1741), Mozart (mất năm 1791, pictured) và Beethoven (mất năm 1827). Bản Symphony No 8 (Giao hưởng số 8) của nhà soạn nhạc Mahler (mất năm 1911) được coi như nhạc đề của thánh ca Lễ Ngũ Tuần (Pentecost), đó là bài “Veni creator spiritus” (Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến).
9. THÂN PHẬN PHỤ NỮ
Trái ngược với thành kiến chung, các phụ nữ ngoại hạng và có uy tín đã từng là một trong các tiêu chuẩn của nền văn minh Công giáo. Đức tin đã tôn vinh nhiều thánh nữ, kể cả các Thánh Tiến sĩ Giáo Hội mới đây, và nuôi dưỡng nhiều Nữ tu như Thánh Hilda (mất năm 680) và Chân phước Hildegard von Bingen (mất năm 1179), Mẹ bề trên và học giả. Các phụ nữ Công giáo tiên phong về chính trị phải kể tới Thánh Empress Matilda (mất năm 1167), Eleanor ở Aquitaine (mất năm 1204) và Nữ hoàng Anh quốc Mary Tudor (mất năm 1558).
Nền văn minh Công giáo cũng sản sinh nhiều nữ khoa học gia và giáo sư đầu tiên: Trotula ở Salerno hồi thế kỷ XI, Dorotea Bucca (mất năm 1436), trưởng khoa y dược tại ĐH Bologna, Elena Lucrezia Piscopia (mất năm 1684), phụ nữ đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Triết học (1678), và Maria Agnesi (mất năm 1799), phụ nữ đầu tiên là giáo sư toán học, được ĐGH Bênêđictô XIV bổ nhiệm hồi đầu năm 1750.
(Trầm Thiên Thu tổng hợp và chuyển ngữ)

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

I LOVE THE HOLLY FATHER


Những ngày đầu tháng 2, trong không khí vui mừng đón Chúa Xuân về trên quê hương Việt Nam. Chúng con nhận được thông tin gây chấn động thế giới từ Tòa thánh Vatican: Đức thánh Cha Benedicto XVI sẽ từ nhiệm sau 20 giờ ngày 28/2/2013. Nghe thông tin trên lòng con ngỡ ngàng và sửng sốt tựa như mình sẽ mất đi người Cha thân yêu trong một thời gian ngắn nữa vậy. Con đã rơi nước mắt khi đọc tuyên bố của Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông Công Giáo. Với trí hiểu biết bé nhỏ, con không thể hiểu hết được ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa qua biến cố này. Tâm hổn con lắng chìm về sự kiện của Đức Thánh Cha, con ngồi hàng giờ nhìn vào dung nhan của người Cha chung dấu ái, đọc được sau đôi mắt sâu thăm thẳm, vầng trán cương nghị, trí tuệ của một nhà thần học Đức Tin lỗi lạc là một bản lĩnh kiên cường của Người đứng đầu chèo chống, lãnh đạo Hội thánh gần 08 năm qua không mệt mõi, không phút nản lòng. Như lời nhận xét của Đức Hồng Y Tymothi M. Dolan, Tổng Giám Mục New York về Người. Đó là Người có: “trái tim dịu dàng của một mục tử, trí óc sắc bén của một học giả và sự tự tin của một linh hồn sống kết hiệp với Thiên Chúa”.


Với cá nhân con, thập niên con đang sống là thập niên của những chủ thuyết tương đối. Nhiều lần con bị trôi giạt giữa bao nhiêu chủ thuyết được con người nhân loại ngày nay nhào nặn nên. Biến con thường xuyên hoài nghi về Đức tin mình được nhận lãnh trong ngày Rửa tội, biến con trở thành kẻ thích biểu dương cái tôi, cái ý muốn của mình là mẫu mực nhất. Đôi lúc con cảm thấy mặc cảm về Đức tin của mình như một điều gì đó phản khoa học và đi ngược lại với lý trí thì chủ đề chính trong triều đại rạng ngời của Đức Thánh Cha là hòa hợp giữa lý trí và Đức Tin đã thức tỉnh con. Đó là một Hồng ân lớn lao mà con được sống dưới triều đại của Người. Người nhắc nhở con nói riêng và Cộng đoàn Dân Chúa khắp thế giới ý thức Đức tin mình nhận lãnh, Người diễn giải: “Đức tin là kinh nghiệm nhân bản giúp mở lòng con người ra, chẳng có gì mâu thuẫn với khoa học. Ngược lại, chính khoa học đòi hỏi con người một chiều kích cao hơn để họ thực sự hiểu bản chất của mình” .

Trong những ngày này, con nhận được nhiều thông tin về Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông Công Giáo cũng như chính quyền đăng tải. Trên các bài báo, họ đều dùng những lời khâm phục, ca ngợi sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha như nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại nhất …..Nhưng riêng con, Người đã làm cho con phải rơi lệ vì cảm phục về hành động can đảm và mẫu gương khiêm nhường cao cả. Trước một thực tế quá nhiều thách đố xảy ra cho Hội Thánh, chắc rằng Đức Thánh Cha đã suy nghĩ rất nhiều. Suy nghĩ để đi tới những chọn lựa, chọn lựa của Người là sự từ nhiệm, việc chọn lựa đó là khiêm nhường và can đảm. Từ nhiệm là bước xuống. Bước xuống để lui vào đời sống cầu nguyện, cũng vẫn là một cách đại diện cho Chúa Kitô. Con nhận ra nơi Đức Thánh Cha, mỗi lời Ngài dạy luôn đồng hành cùng với những việc Người làm.Trong bài giảng Giáo lý thứ 17 của Đức Thánh Cha nói về Năm Đức tin, Đức Thánh Cha đã soi sáng cho chúng con về hành trình để đi đến ơn gọi Đức tin qua hành vi hoán cải. Người nói: “ hoán cải có nghĩa là không đóng kín mình trong việc theo đuổi thành công, danh vọng và địa vị của mình, nhưng chắc chắn rằng mỗi ngày, trong những rằng mỗi ngày, trong những việc nhỏ bé, chân lý đức tin vào Thiên Chúa và tình yêu trở thành điều quan trọng nhất. “ và hôm nay, từng dấu chấm, phẩy trong bài giáo lý đều được Người thực hiện trong niềm tín thác vô bờ qua biến cố ngày 11/2/2013.

Con được may mắn sống dưới triều đại của Đức Thánh Cha, hình ảnh về những chuyến công du của Người đến các nước, những bài Huấn giáo sắc sảo nhưng đầy niềm tin và lý trí khoa học; con được đọc những bài Người giảng thuyết trong Năm Đức tin đặc biệt Bài số 17 ngày 13/2/2013, con nhận ra cả cuộc đời Người không mệt mõi bắc nhịp cầu cho chúng con vươn tới bờ bến Thiên Chúa là cùng đích con người. Rồi đây sau ngày 28/2/2013, Người về tư dinh tại Castelgandolfo. Sau đó Người sẽ đến tu viện của các tu sĩ ẩn tu, để tiếp tục phục vụ Giáo Hội "bằng một đời sống tận hiến cho việc cầu nguyện" và suy niệm. Người đã để lại cho con và cho tất cả những ai một chứng tá chọn lựa giữa cánh đồng Tin mừng với mảnh đất quyền bính. Con thường tự hỏi: tại sao những vị nguyên thủ của nước Việt Nam không lấy gương của Người mà soi?! Mà lại ôm khư khư quyền bính để mỗi ngày đem lại thiệt hại cho nhân dân, cho đất nước.!!Sao họ không có văn hóa từ chức khi biết mình không thể phục vụ cho dân tộc!? Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã chứng minh cho nhân loại thấy Người không phải là con người tham vọng mà là một con người xác tín, Người ví mình là “người thợ khiêm hạ trong vườn nho “ của Chúa. 
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh một gương sáng sống động về cung cách, nếp sống, lòng khiêm nhường trước mặt Chúa và con người mà Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã sống và thực hiện trọn vẹn; con tri ân Đức Thánh Cha là chứng tá sống động trong việc thực thi những nén vàng Chúa trao qua những suy tư, bài viết, các tác phẩm của Người chứa đựng những tư tưởng thâm thúy. Con sẽ nhớ đến Đức Thánh Cha qua những quyển sách Ngài biên soạn, con nhớ đôi mắt ngấn lệ âm thầm của Người khi Người quay về phòng sau khi tuyên bố từ chức Giáo Hoàng; con nhớ đến Người khi Người khiêm tốn nói về tình hình sức khỏe đang suy giảm, con cảm nhận lúc đó chắc Người đau khổ nhiều, đau khổ phần xác, đau khổ phần hồn….
Nhưng con cũng vui mừng vì qua biến cố từ nhiệm của Đức Thánh Cha, con ý thức mình là một phần tử nhỏ bé của Giáo Hội một cách lớn lao, con nhận ra trái tim mình được đánh thức về một tình yêu tha thiết dành cho Hội thánh. Con được  hiệp thông và được mời gọi cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, cho Giáo Hội thân thương của chúng con. Điều đặc biệt, từ biến cố này con được đánh động là cần phải dấn thân tích cực trong vai trò của mình để phục vụ Giáo hội và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường mình sống. Con cám ơn những người đã nâng đỡ con trên hành trình sống Đức Tin.
Với tâm tình mến yêu, con sẽ nhớ mãi Người với cái tên Joseph Ratzinger, và một vị Giáo Hoàng, với cái tên Bênêđíctô XVI đã cống hiến rất nhiều cho Giáo Hội. Con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì vô vàn những ân huệ của Ngài đã ban cho hết thảy chúng con qua vị mục tử nhân lành như thế.
Kết thúc bài suy tư này con xin được mượn tâm tình của ĐHY Angelo Sodano niên trưởng Hồng y đoàn dâng lên Đức Thánh Cha tâm tình của 1,2 tỷ người Công Giáo trên khắp thế giới dành cho Người Cha chung kính yêu của chúng con:” không còn bao nhiêu dịp để nghe tiếng nói hiền phụ của Đức Thánh Cha. Nhưng “ sứ vụ của Ngài sẽ tiếp tục. Ngài đã nói rằng sẽ luôn gần gũi chúng con với chứng tá và lời cầu nguyện của Ngài. Dĩ nhiên, những ngôi sao trên trời sẽ tiếp tục chiếu sáng và sẽ luôn chiếu sáng giữa chúng con ngôi sao triều đại Giáo hoàng của Ngài. Chúng con gần gũi Đức Thánh Cha, xin chúc lành cho chúng con.” (Hồng Y Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, ngày 11.02.2013)
 “ I love the Holly Father”; “ We ‘ ll miss You!”…
                                                  Hóc Môn , ngày 19/2/2013.


từ " Di sản đức tin " của Đức Benedicto đến " Giáo Hội vì Người Nghèo" của Đức Giáo Hoàng Phanxico


Ngày 11/2/2013 cả thế giới bàng hoàng xúc động vì biến cố từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. Con cũng như bao nhiêu ngưởi tín hữu trên toàn thế giới, rơi lệ, cảm phục và lưu luyến vị Cha chung của GH Công Giáo chúng con. Trong thời gian trước và sau khi sự kiện Giáo Hội Công Giáo trống toà, con thật sự bối rối không biết làm sao đương đầu với tình trạng của tâm hồn – Cảm tưởng con mất đi một người Cha. Nhưng chính biến cố quan trọng này đã giúp con nhận ra Đức Thánh Cha Biển Đức đã đi vào trái tim con người một cách rõ ràng và phổ quát. Người không những là thần học gia mà còn là người cha nữa.
 Trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng của Cha với hơn 170.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ tư 27-2-2013, Cha đã để lại cho đoàn con một thông điệp Đức tin mạnh mẽ, tràn đầy xác tín về một tình yêu mãnh liệt dành cho Hội thánh Chúa Kitô -  Ngài luôn đồng hành cùng Hội Thánh.
”Đó đã là một đoạn đường của Giáo Hội, có những lúc vui, có ánh sáng, nhưng cũng có những lúc không dễ dàng. Tôi đã cảm thấy như thánh Phêrô với các Tông Đồ trong con thuyền trên hồ Galilea: Chúa đã cho chúng ta biết bao nhiêu ngày có mặt trời và gió mát hiu hiu, những ngày trong đó đã đánh được đầy cá; nhưng cũng có những lúc trong đó nước động và gió ngược, như trong suốt lịch sử của Giáo Hội và xem ra Chúa ngủ. Nhưng tôi đã luôn luôn biết rằng trong con thuyền ấy có Chúa và tôi đã luôn luôn biết rằng con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm”.
Giờ đây không còn ở ngôi vị cao nhất lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ, Cha lui vào đời sống cầu nguyện mật thiếc với Chúa Kitô. Hành động của Cha làm gia tăng trong con niềm tin vững mạnh vì được hiểu rằng: Chúa Giê- su mới là Đấng vĩ đại điều khiển Giáo hội, Người không bao giờ bỏ rơi Giáo hội. Chúng con lại càng thương mến, gần gũi và yêu mến cha nhiều hơn vì trong các năm qua Cha đã diễn tả tình phụ tử của Thiên Chúa một cách vừa mạnh mẽ, vừa hiền dịu. Con nhận ra: dưới triều đại của Cha, đức tin của chúng con được củng cố sâu sắc và trưởng thành qua sự kiện Cha khai mạc Năm Đức tin. Trong một thế giới không có Thiên Chúa, thiếu vắng tình yêu thương Cha mời gọi chúng con tái truyền giảng Tin mừng bằng đời sống Đức Tin, bằng sự khao khát có Thiên Chúa.” Ngày nay hơn bao giờ hết, rao giảng Tin Mừng nghĩa là làm chứng một cuộc sống mới, được Thiên Chúa biến đổi và chỉ đường” ( bài giảng khai mạc Năm Đức tin của Đức Thánh Cha Benedicto XVI ngày  11/10/2012).
Khép lại triều đại rạng ngời của Cha trong ngày trời Rôma trong xanh đầy ánh nắng đẹp là hàng vạn biểu ngữ của cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi trên thế giới bày tỏ lòng yêu mến, tình liên đới, sự gắn bó gần gũi và biết ơn Cha vì những gì Cha đã cống hiến cho Giáo hội và toàn thế giới trong những năm qua. “ Cám ơn Đức Thánh Cha Benedicto XVI”, “ Thưa Đức Thánh Cha chúng con yêu mến Ngài”. “Chúng con gần gũi Ngài”,” luôn luôn với Đức Giáo Hoàng”, “ Cám ơn Đức Thánh Cha nhiều lắm….”
Sau ngày 28/2/2013 Giáo hội bước vào thời gian trống tòa. Trong thời gian này, con cảm thấy Chúa Thánh Thần hoạt động một cách liên lĩ trong mọi thành phần Dân Chúa để cầu nguyện cho Cơ mật viện.
Và rồi những ngày chờ mong của Dân Chúa khao khát có được Vị Mục tử lãnh đạo Hội thánh đã đến. Sau 05 vòng bỏ phiếu, các Hồng y đã trao cho Đức Hồng Y Jorge Bergogli, người Argentina sứ vụ Giám mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô. Vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công giáo chúng con với tông hiệu Phanxico.
Con nhớ như in về sự kiện vui mừng trọng đại này. Không chỉ có con hân hoan mà là tất cả mọi thành phần dân Chúa. Rạng sáng ngày 14/3 năm 2013 con được đánh thức bởi một tin nhắn và một cuộc gọi. Tin nhắn:” Chúng ta đã có Đức Giáo Hoàng rồi! Ngài là Đức Thánh Cha Phanxicô 1” ;  cuộc gọi: ” T ơi, cô báo cho con 1 tin vui mừng. Chúng ta có Cha rồi. Ngài là ĐHY Jorge Bergogli , dòng Tên. Ngài lấy tông hiệu là Phan xico khó nghèo…”  Một ít thông tin vắn vỏi, nhanh chóng về Cha làm trái tim con vỡ tung vì vui sướng. Con biết trong giây phút đó, 1,2 tỷ người Công Giáo trên khắp thế giới đều hòa cùng nhịp đập hân hoan như con, chúng con cùng tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo hội có vị Mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước.
Một tháng trôi qua kể từ khi Cha được bầu làm Tân Giám Mục của Giáo Hội Rôma, kiêm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ, thế giới say men theo từng bước đi của Cha bởi sự gần gũi, đơn sơ và chân thành khiến mọi người ngạc nhiên và cảm phục. Không phải chỉ riêng truyền thông Công Giáo ca ngợi vẻ hiền dịu và nhân đức khiêm nhường của Cha mà còn có truyền thông các nước không tin có Thiên Chúa, những tờ báo “ lề phải” cũng bị cuốn hút, ngỡ ngàng vì những điều Cha làm cho dân chúng, người Công giáo cũng như không Công giáo, họ dành cho Cha những danh từ đầy kính trọng.
Trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô, Cha đã thúc giục các ông hoàng, tổng thống, các nhà lãnh đạo tinh thần và hàng ngàn thường dân đang tham dự hãy bảo vệ môi sinh, bảo vệ những người yếu đuối cũng như những người nghèo khổ nhất. Bài giảng đầu tiên của Cha đã nói lên tinh thần và đường hướng mục vụ: Một Giáo Hội hướng về người nghèo” Vai trò của Giáo Hoàng là mở rộng đôi tay để bảo vệ tất cả nhân loại, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, thấp kém nhất, những người đã được Thánh Matheu liệt kê trong ngày chung thẩm: người đói khát, khách lạ, kẻ mình trần người đau ốm và tù đày.”
Không khó khăn để nói về Kỷ nguyên mới của Cha. Từ ngày được công bố “Habemus Papam” vào tối thứ tư 13/3/2013 không có ngày nào con không được nhận những tin tức sốt dẻo nói về Cha - Đức Giáo Hoàng của Người nghèo”. Cha tay cầm bó hoa đơn sơ dâng Đức Mẹ như các trẻ thường làm. Chính Cha đi trả tiền khách sạn, thay vì Cha đi xe riêng cho an toàn Cha leo lên xe buýt đi chung với các Hồng Y, trên xe Cha cười thật tươi vui với các vị. Thay vì đi vào cổng chính Đền Đức Bà Cả thì Cha đi vào cổng phụ của nhà mặc áo, Cha vẫn đi đôi giày đen đơn sơ, vuốt ve con chó trước mặt các nhà báo. Một nữa lá phổi của Cha đã phải cắt đi khi cha còn tuổi trẻ, Cha mê đá bóng và điệu nhảy Tango của Argentina. Cha quỳ xuống hôn chân của các trẻ em bị bệnh AIDS, Cha tự nấu cơm cho mình, thay vì chọn ở trong tòa nhà cao sang của Tòa tổng Giám Mục Buenos Aires cha lại chọn căn hộ nhỏ chỉ có 2 phòng….và còn bao nhiêu điều ngạc nhiên về Cha mà thế giới đang khám phá.
 Việc bầu chọn Cha trên ngôi vị Giáo Hoàng không chỉ là niềm vui lớn của Giáo Hội hoàn vũ mà còn là lời mời gọi từ Thiên Chúa. Người muốn con phải nhìn vào gương sáng của Cha mà sống và thực hiện sứ vụ trao ban, đi đến những người nghèo khổ nhất như Cha đã và đang làm cho chúng con. “ con người chỉ cần nhạy cảm một ít thôi cũng đủ có thể mở ra một chân trời hy vọng cho người khác”. Biến cố vui mừng này là một cơ hội cho con, cho nhiều người trở về với Giáo hội và được giao hòa với Thiên Chúa.
Trong những ngày sắp tới đây, noi gương theo các nhân đức của Cha, con cũng được mời gọi đi đến với anh chị em của mình, làm việc và phục vụ những người nghèo khổ, cô thế , thấp yếu nhất trong xã hội. Họ là một trong những đối tượng mà Cha muốn chúng con luôn hướng đến. Điều này thể hiện rất rõ trong buổi Cha tiếp đoàn ngoại giao các nước đến chúc mừng. Cha mời gọi các dân nước tham gia cuộc chiến đấu chống nghèo đói vật chất cũng như tinh thần; xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu giữa con người và các dân tộc.
Vẫn còn bao nhiêu người nghèo trên thế giới này! Và bao nhiêu đau khổ mà những người ấy gặp phải! Theo gương thánh Phanxicô Assisi, Giáo Hội vẫn luôn tìm cách chăm sóc, gìn giữ những người đang khổ vì nghèo túng ở mọi góc trên trái đất, và tôi nghĩ rằng tại nhiều quốc gia của quí vị, quí vị có thể nhận thấy hoạt động quảng đại của các tín hữu Kitô đang xả thân để giúp đỡ các bệnh nhân, cô nhi, những người vô gia cư và tất cả những người bị gạt ra ngoài lề, và qua đó họ đang làm việc để xây dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn”.
 ( trích từ Bài diễn văn của Đức thanh Cha Phanxico trong buổi tiếp đoàn ngoại giao Tòa thánh )
Từ khi Cha lên Ngôi vị Giáo Hoàng con thường xuyên dõi theo từng lời, từng bài giảng huấn đơn sơ nhưng sâu sắc của cha để con cố gắng noi theo.Tâm hồn con được đánh động rất nhiều về gương sáng và lòng nhân hậu của Cha. Con Tạ ơn chúa vô cùng vì đã luôn nâng đỡ và giữ gìn Giáo Hội cũng như đã ban cho Giáo Hội chúng con luôn có những vị Mục tử nhân lành qua mỗi thời kỳ. Thật hạnh phúc vì con được sống dưới triều đại của những Vị mục tử mà con vô cùng ngưỡng mộ và yêu quý: Đức Chân phước Gioan Phaolo II, đức Giáo Hoàng danh dự BenedictoXVI, và giờ đây là Cha - Đức Thánh Cha Phanxico, Người đã và đang quyến rũ thế giới theo người đến với tình yêu và lòng thương xót Chúa.
Bên cạnh niềm vui mừng lớn lao có Cha đồng hành và dẫn dắt Giáo Hội, chúng con nhận thấy mình cần có trách nhiệm nhiều hơn trong việc xây dựng Hội Thánh Chúa. Trong Thánh lễ đồng tế đầu tiên của Cha với 114 Hồng Y tham gia mật tuyển viện, Cha đã phác họa đường lối Mục vụ và Cha kêu mời chúng con cần phải tích cực chuyển động. Chỉ bằng 3 cụm từ đơn giản nhưng là hành trình Giáo Hội hướng đến trong tương lai: bước đi, tuyên xưng và xây dựng. “Khi bước đi mà không vác thập giá, xây dựng không có thập giá và tuyên xưng mà không nói đến thập giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa mà là những kẻ làm tôi tớ cho thế gian này. Dù có là giám mục, linh mục, hồng y hay giáo hoàng, thì cũng không phải là môn đệ của Chúa.”. Một sự xác quyết mạnh mẽ về bổn phận của người Ki tô hữu, phận bé nhỏ như con không thể không lo lắng!
Tuy nhiên con sẽ can đảm bước đi vì có Cha khích lệ và đồng hành, có Ơn Thánh Chúa, có Giáo hội thân yêu của con đang cùng con bước đi theo sứ điệp mà Cha mời gọi, con không lo sợ chi! “Tôi mong rằng, sau những ngày hồng ân này, tất cả chúng ta hãy can đảm, chỉ cần can đảm thôi, bước đi trước mặt Chúa, mang thập giá của Chúa, xây dựng Hội Thánh trên máu Chúa đã đổ ra nơi thập giá và tuyên xưng vinh quang của Đức Kitô chịu đóng đinh. Được vậy, Hội Thánh sẽ tiến bước.

Kết thúc bài suy tư này trong những ngày Giáo Hội mừng đại lễ Chúa Phục Sinh, con ước mong và xin được gởi đến tất cả những anh chị em lời mời gọi tha thiết từ trái tim của một Người Cha đã và đang làm gương sáng cho thế giới chống lại “chế độ độ tài của chủ thuyết duy tương đối: ” Anh chị em thân mến, Chúa kêu gọi chúng ta mỗi ngày hay can đảm theo Ngài trong niềm trung thành; Chúa ban cho chúng ta hồng ân lớn lao, Ngài chọn chúng ta như những môn đệ của Ngài; Ngài sai chúng ta đi loan báo Ngài trong niềm vui tươi như Đấng Phục Sinh, nhưng Chúa yêu cầu chúng ta thi hành điều đó bằng lời nói, và bằng cuộc sống chứng tá thường nhật. Chúa là Thiên Chúa duy nhất của đời ta và Ngài mời gọi chúng ta hãy cởi bỏ bao nhiêu thần tượng và thờ lạy một mình Chúa. Xin Đức Trinh Nữ Maria và thánh Phaolô Tông Đồ giúp chúng ta trong hành trình này và chuyển cầu cho chúng ta”. (trích bài giảng đầu tiên của Đức Thánh Cha tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành)
Tạ ơn Chúa không ngừng vì đã luôn diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại chúng con qua mọi biến cố, đặc biệt qua nền tảng hữu hình là Đấng Kế Vị Thánh Phêrô – Đức Giáo Hoàng Phanxico kính yêu của chúng con.
                                                                      Giáo xứ HM ngày 16/4/2013